Kỹ thuật in lụa

In lụa trên mọi chất liệu

Hiện nay, trên thị trường có nhiều phương pháp in ấn, nhiều kỹ thuật in được cải tiến và ngày càng tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, các nhân hay tổ chức. Ở bài viết này, In Gia Thịnh giới thiệu phương pháp in lụa được xem là kỹ thuật lâu đời và có ưu điểm vì có thể in trên mọi chất liệu.

Tìm hiểu kỹ thuật in lụa

In lụa thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến. Khuôn in được thiết kế là một tấm lưới căng trên một khung hình vuông hoặc chữ nhật làm bằng hợp kim nhôm hoặc gỗ. Tùy vào hình ảnh được in mà tấm lưới này có số mắt lưới đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng. Khi in, người ta cho mực vào lòng khung, gạt qua bằng tay gạt (thường là thanh nhựa cao su được thiết kế như lưỡi dao). Dưới áp lực của tay gạt, mực sẽ xuyên qua một số các mắt lưới và dính lên bề mặt vật liệu bên dưới, tạo nên hình ảnh của sản phẩm in.

Kỹ thuật này có thể áp dụng cho mọi chất liệu: như gỗ, kim loại, nhựa, nilon, vải, giấy, thủy tinh, mạch điện tử, hay gốm sứ,…

In lụa trên mọi chất liệu 1

In lụa là kỹ thuật in lâu đời và có thể in trên mọi chất liệu

Quy trình in cơ bản như sau:

  1. Thiết kế mẫu in
  2. In mẫu ra giấy can
  3. Chuẩn bị khung
  4. Pha keo
  5. Chụp bản
  6. Pha mực
  7. In thử, canh tay kê
  8. In số lượng mẫu
  9. Vệ sinh khung.

Phương pháp chồng màu giúp sản phẩm in đẹp hơn

Kỹ thuật chồng màu giúp cho phương pháp in lụa trên mọi chất liệu được tinh tế và đẹp mắt hơn.

Chồng màu giúp cho sản phẩm có được sự đa dạng về mẫu mã và bề mặt thêm nhiều màu sắc đẹp và thu hút hơn.

Quy trình chồng màu được thực hiện từ sau bước 7 như đã liệt kê ở trên.

Sau khi in một lớp màu lên bề mặt của sản phẩm thì sấy cho khô để tránh màu bị lem, trộn lẫn với các màu khác làm ảnh hưởng đến chất lượng màu sắc (lưu ý nhiệt độ để sấy từ 120 – 140 độ C), tiếp theo là in tiếp lớp thứ 2, 3, 4 tùy thuộc vào yêu cầu và độ phức tạp của sản phẩm được in.

In lụa trên mọi chất liệu 3

Phương pháp in chồng màu giúp sản phẩm bắt mắt hơn

Lưu ý khi in lụa trên mọi chất liệu

Dù chất liệu in là vật liệu gì đi chăng nữa thì khi in cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Sản phẩm in chất lượng như thế nào phần lớn phụ thuộc vào kỹ thuật của người in và màu sắc tạo nên hình ảnh.
  • Bề mặt hồ hay mực in quá cứng gây khó khăn trong quá trình mực thấm qua các mắt lưới thì nên tăng nhiệt độ hay dùng nước sôi lấy hơi nước để làm mềm.
  • Khâu vệ sinh cũng cực kỳ quan bởi nếu như chúng không được sạch thì các lớp mực mới sẽ bị trộn lẫn tạp chất, ảnh hưởng đến màu sắc, chất lượng của sản phẩm.

Việc in lụa trên mọi chất liệu được sử dụng rộng rãi nhờ ưu điểm: chi phí thấp, in số lượng ít, chủ động về màu sắc.

In lụa trên mọi chất liệu 2

In lụa trên mọi chất liệu được sử dụng rộng rãi nhờ nhiều ưu điểm nổi bật

Dù cho trên thị trường đang có hàng loạt kỹ thuật in hiện đại và tiên tiến nhưng in lụa vẫn chứng tỏ được “sự đặc biệt” của phương pháp này khi không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn có những khuyết điểm như: độ nét chưa được tốt như in kỹ thuật số và tốn nhiều thời gian.

Tuy nhiên những nhược điểm này không đáng kể so với ưu điểm đã được nêu ở trên.

Mọi thông tin xin liện hệ:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG GIA THỊNH:

⭕️ HCM:  155/10 đường Số 12, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, Tp HCM.

⭕️ HN: Số 1 Thúy Lĩnh, P. Lĩnh Nam, Q. Hoàng Mai, Hà Nội.

⭕️ MST: 0 3 1 6 3 1 8 0 8 5        

Điện thoại: 0938 416 567 | 0988 568 790                                                         

Email: buinvt@gmail.com                                                   

E-Commerce: https://chodien.com.vn                 

Website: www.giathinhtech.com  – www.Mayinluagiathinh.com      

https://www.facebook.com/Giathinhtech

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Shopping Cart