Để in hình ảnh lên quần áo, chất liệu vải chúng ta có thể sử dụng các kỹ thuật in ấn sau đây: in lụa, in kỹ thuật số, in chuyển nhiệt… Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về kỹ thuật in lụa.
In lụa là gì?
In lụa là một dạng thuộc kỹ thuật in lưới với cách in đơn giản nhưng đem đến họa tiết sau in có độ tinh xảo cao. Trước đây in lụa được thực hiện thủ công, song với sự phát triển của máy móc cùng công nghệ in ấn, in lụa thủ công được thay thế bằng công nghệ in lụa hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
In lụa là một dạng của in lưới
In lụa có thể in trên quần áo, các chất liệu vải như in áo thun, in đồng phục, in đồ đá banh, in trên vải lụa, in trên vải hoa, in nón, đặc biệt là in trên vải không dệt…
Ngoài in lụa trên quần áo và chất liệu vải, kỹ thuật in này còn được dùng để in trên chất liệu giấy, in trên chất liệu nhựa, kim loại, thủy tinh, decal…
Nguyên lý của kỹ thuật in lụa
In lụa cũng giống như in dầu trên giấy nến, nguyên lý của nó là chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in. Điều này cho thấy mực in là vấn đề rất quan trọng khi in lụa trên áo thun hay chất liệu vải.
Mực được chọn để in lụa nhiều nhất là mực gốc nước. Sở dĩ chọn loại mực này là vì mực có mùi nhẹ, có thể pha loãng, có đặc tính mềm mại, có thể sử dụng cho nhiều loại vải khác nhau, mang đến hình ảnh sau in đẹp mắt, rõ nét, mềm mượt…
Mực in lụa phải tương ứng với chất liệu vải
Để chọn mực in lụa bạn cần căn cứ vào chất liệu vải. Nếu như vải in là vải cotton, vải cifton, vải thun 3 chiều thì mực in là mực gốc nước. Còn các loại khác có thể chọn mực chướng nước, mực trắng dẻo, mực gốc dầu…
Các hình thức in lụa trên quần áo
In lụa có nhiều hình thức, và dưới đây là 3 hình thức in ấn phổ biến nhất:
- In mực nước: phù hợp với áo thun màu trắng hoặc màu sắc. Hình thức in này có giá rẻ, hình ảnh sắc nét cùng những đường nét mảnh mai.
- In mực dẻo: Phù hợp với vải màu đen hoặc sậm tối. Ưu điểm là giá rẻ, hình ảnh sắc nét, láng mịn, lâu phai.
- In hiệu ứng: in nổi 3D, in ép nhũ, in nhung, in phản quang… Hình thức in này có giá thành khá cao song hình ảnh in nổi bật, đặc biệt.
Quy trình in lụa trên quần áo, chất liệu vải
Kỹ thuật in lụa là cả một quá trình gồm 4 bước kết hợp chặt chẽ với nhau:
- Bước 1: Chụp film
- Bước 2: Chụp bản
- Bước 3: Tiến hành in lụa
- Bước 4: Phơi và hoàn tất quá trình in
Quy trình in lụa trên quần áo
Đánh giá kỹ thuật in lụa trên quần áo, vải vóc
Đối với nhu cầu in ấn trên quần áo, chất liệu vải, khách hàng có nhiều lựa chọn về kỹ thuật in. Kỹ thuật in ấn nào cũng mang trên mình những điểm tốt và điểm xấu. Biết được ưu và nhược điểm của từng kỹ thuật in sẽ giúp khách hàng lựa chọn được công nghệ in phù hợp với mình nhất.
Dưới đây là những ưu và nhược điểm của kỹ thuật in lụa quý khách cần biết trước khi quyết định có nên in lụa quần áo, vải vóc hay không.
Ưu điểm:
- Có thể in được trên mọi loại vải như áo thun, áo đồng phục, áo đá banh…
- Giá thành in khá rẻ, đặc biệt rẻ khi in với số lượng lớn
- Số lượng tối thiểu có thể in là 10 – 15 áo
- Màu in không bị lệch theo màu áo
- Hình in nổi trên bề mặt vải rất đẹp
Nhược điểm:
- In lụa bị giới hạn bởi màu in và thường chỉ in được hình đơn sắc.
Sau khi xem xét ưu và nhược điểm của kỹ thuật in lụa và quý khách vẫn muốn in lụa cho quần áo, vải vóc của mình thì hãy liên hệ với in ấn Gia Thịnh để được in với giá thành rẻ. Gia Thịnh đầu tư máy móc in lụa hiện đại để mang đến chất lượng in hàng đầu cùng giá thành hợp lý nhất.
Ngoài in lụa trên balo, túi xách, in Gia Thịnh còn nhận in lụa trên tất cả các chất liệu:
- In lụa trên quần áo, chất liệu vải
- In lụa trên ly, tách, bình trà thủy tinh
- In lụa trên ly, tách, bình trà gốm sứ
- In lụa trên chất liệu nhựa